Tư duy và quy trình tối ưu nội dung cũ định kỳ khi làm SEO

Tối ưu lại nội dung cũ sau những khoảng thời gian định kỳ 3-6-9 tháng là điều bắt buộc trong một dự án SEO. Trong thời điểm cần tiết kiệm về chi phí sản xuất nội dung thì đầu công việc này càng cần được chú trọng. Xem ngay nội dung bên dưới để hiểu rõ quy trình khi áp dụng cho 1 dự án SEO, ví dụ là dự án làm SEO cho keyword Kiotviet.


Tư duy và quy trình tối ưu nội dung cũ định kỳ khi làm SEO

3 trường hợp khi tối ưu nội dung cũ


Nhận một website cũ và cần phân loại các nội dung viết mới, nội dung tối ưu:

Thống kê 3 nhóm đối tượng:
  1. URL có traffic + TOP cao
  2. URL TOP thấp cuối trang 1 đầu trang 2
  3. URL rác
* Tối ưu định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm
* Tối ưu nội dung sau một khoảng thời gian nhất định sau khi đăng bài, thường là 1-2 tháng sau khi đăng


8 phần cần tối ưu đối với từng URL

  1. Tăng CTR
  2. Tăng vị trí trung bình (Tăng TOP 10 nhóm từ khóa SEO cho 1 trang đích)
  3. Tăng chuyển đổi
  4. Tỷ lệ nhận đúng trang đích
  5. Dữ liệu cấu trúc
  6. Nội dung: Search intent, dàn ý viết bài, sửa lại theo checklist dễ đọc chuẩn SEO
  7. Internal link
  8. Offpage

6 bước chuẩn bị quan trọng khi bắt tay vào tối ưu cho một URL

  1. Nghiên cứu lại dàn ý
  2. Xác định lại từ khóa chính và nhóm từ khóa phụ
  3. Tìm hết các thông tin mà KH cần khi tìm hiểu nhóm từ khóa
  4. Nghiên cứu lại Search Intent từ nhóm từ khóa đã chốt
  5. Lựa chọn concept mới: Review, Top list, xếp hạng, so sánh, hỏi đáp
  6. Lên lại cấu trúc 1 bài viết hoàn chỉnh theo “cách riêng”

Quy trình tối ưu nội dung cũ cho bất kỹ 1 trang đích nào

18 bước quan trọng nhất dành cho việc tối ưu cho từng trang đích, làm lần lượt, cuốn chiếu và không bỏ qua bước nào để đẩy chất lượng lên tối đa
  1. Tối ưu tiêu đề SEO
  2. Tối ưu Description
  3. Ghim bài lên trang chủ
  4. Tăng traffic, tương tác trên hệ thống social
  5. Share, submit URL social
  6. Điều hướng các bài có traffic có nội dung liên quan trực tiếp
  7. Điều hướng các bài có traffic nhưng không có nội dung liên quan trực tiếp
  8. Tối ưu từ khóa phụ trong bài (Sử dụng GSC và Ahrefs để tìm các từ khóa phụ, sử dụng LSI trong bài viết)
  9. Thêm từ khóa phụ trong search console
  10. Tối ưu nội dung bài viết (lên lại outline, làm mới nội dung, bổ sung comment bài viết, sửa sapo,…)
  11. Offpage whitehat cho trang đích SEO
  12. Thêm, xóa, sửa video phù hợp
  13. Thêm, xóa, sửa hình ảnh phù hợp
  14. Tối ưu lại đoạn kết bài
  15. Cập nhật nội dung tươi mới
  16. Chăm sóc bình luận
  17. Kiểm tra lại mật độ từ khóa chính, phụ
  18. Cuối cùng đừng quên submit bài viết lại trong Search Console

Mẹo phân loại tình trạng đúng trang đích khi tối ưu

1. Đúng trang đích, TOP từ khoá ở gần trang 1
  • Từ khóa đúng trang đích ở top 11 – 13:
  • Title, Description
  • H2, H3
  • Mật độ từ khóa
=> Làm 1 trong 3 hoặc đồng thời cả 3, tùy vào từng trang đích và độ khó của từ khóa
2. Từ khóa đúng trang đích cuối trang 2, 3
  • Title, Description
  • H2, H3
  • Mật độ từ khóa
  • Thêm một phần nội dung tương ứng với từ khóa
  • Thêm bớt thay đổi 1 số cấu trúc của từng bài
3. Từ khoá đúng trang đích nhưng ở xa trang 4, 5, 6
  • Xác định lại search intent
  • Đặt lai câu hỏi tại sao nhận đúng mà ở xa: lên lại dàn ý
  • Xem lại toàn bộ bài viết

Mẹo để tối ưu với những từ khoá đang nhận SAI trang đích

Nhóm từ khóa xác định cùng ý định tìm kiếm => gom lại với nhau => dẫn vào 1 trang đích phù hợp => xây dựng nội dung.
1. Từ khoá Sai trang đích và TOP từ khoá ở vị trí 11 – 13
  • Thay đổi tiêu đề, mô tả SEO, Heading, mật độ từ khóa. Phụ thuộc vào từ khóa thuộc trang đích nào, cả nhóm nhận sai hay chỉ một từ khóa nhận sai thôi và mức độ phù hợp của từ khóa đó với trang đích đang nhận sai
  • Tối ưu vào trang đích sai có ảnh hưởng đến nhóm từ khóa của trang đích sai đó hay không
2. Từ khoá Sai trang đích và TOP từ khoá ở vị trí cuối trang 2, 3
  • Trường hợp 1: Xem lại phần chia từ khóa có sai hay không => tách key và viết mới hoàn toàn
  • Trường hợp 2: Chia từ khóa đúng nhưng vẫn sai trang đích: Phân tích tại sao nhận sai trang đích => Phân tích kỹ tại sao nhận sai trang đích => xác định lại search intent người dùng => lên cấu trúc dàn ý bài viết

Ví dụ với Kiotviet, Kiotviet bán hàng, Kiotviet quản lý, phần mềm Kiotviet, tổng đài Kiotviet, Kiotviet tổng quan... cứ theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng là được xem xét lại một lượt để tối ưu hóa để tăng thứ hạng tìm kiếm và đặc biệt là để người đọc thấy thích nội dung hơn.