So Sánh KiotViet Và Sapo? Nên Chọn Sapo Hay KiotViet?
Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ cần thiết đối với các cửa hàng, vậy bạn nên chọn KiotViet hay Sapo-Pos? Bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn và thông tin để lựa chọn thích hợp cho mình, liệu KiotViet hay Sapo?
So sánh KiotViet và Sapo? Nên chọn Sapo hay KiotViet |
I. Yếu tố quyết định lựa chọn phần mềm bán hàng
Trong thời đại hiện nay, việc trang bị phần mềm bán hàng không còn là vấn đề đối với các chủ cửa hàng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh của cửa hàng, từ những phần mềm miễn phí, đến các phần mềm phức tạp hơn, quản lý nhiều nghiệp vụ khác nhau.
Có những phần mềm rất được nhiều người biết đến do sử dụng rất nhiều công cụ quảng cáo và bán hàng như Kiotviet, tuy nhiên cũng có nhiều phần mềm khác được quan tâm bởi đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
1. Nghiệp vụ liên quan của cửa hàng
2. Đơn giản thân thiện và dễ thao tác
3. Kết nối bán hàng đa kênh
4. Mức chi phí
5. Phần mềm và phần cứng tương thích với nhau
Video so sánh Sapo và Kiotviet (Tính năng, Giá cả)
Review từ chủ quán đã và đang dùng phần mềm SAPO
Review Kiotviet Của Người Chủ Vừa Mua 2 Tuần (Sau bán hàng)
>>> Xem thêm: So Sánh DanTriSoft - Sapo - Kiotviet - iPOS
II. Kiotviet là phần mềm bán hàng phổ biến nhất?
Được thành lập và phát triển đầu tiên của những phần mềm bán hàng tại Vietnam, KiotViet được biết đến như phần mềm bán hàng của các cửa hàng vừa và nhỏ.
Do được phát triển lâu đời nên giao diện kiotviet không được đẹp và linh động như các phần mềm hiện nay. Tuy nhiên, các cửa hàng nhỏ lẻ với các nghiệp vụ đơn giản thì vẫn có thể sử dụng phù hợp với phần mềm.
Kiotviet cho phép người dùng thực hiện các thao tác cơ bản như:
1. Quản đơn hàng hóa
2. Quản lý nhập xuất tồn
3. Quản lý công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp
4. Bán hàng trực tiếp, order shipper
5. Thiết lập chức năng khuyến mãi cho người dùng
Tuy nhiên điểm trừ của KiotViet là khả năng kết nối bán hàng online không được linh động và phù hợp như sapo. Một trong những điểm nổi bật, là phần mềm cho phép lựa chọn những mặt hàng nào được liên kết bán hàng online, những mặt hàng nào không.
Mức chi phí của KiotViet vào khoảng 200,000 - 370,000 /tháng, rẻ hơn so với phần mềm Sapo.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Kiotviet thường không đáp ứng được nhu cầu, và người dùng phải tự tìm hiểu thông qua các hướng dẫn và youtube.
Ngoài ra, một nguồn thu chính khác là việc bán máy móc và thiết bị cũng đem lại lợi nhuận, và do vậy người mua hàng sẽ nhận được rất nhiều lời chào mời từ nhân viên của Kiotviet.
Tóm lại, đối với các cửa hàng nhỏ lẻ, và nghiệp vụ không quá phức tạp, các bạn có thể lựa chọn phần mềm kiotviet.
Tính ổn định của Kiotviet không cao:
1. Không có internet là bị gián đoạn. Đa phần các shop đều nhỏ lẻ, không thể thuê IT, việc mất internet hay chậm là thường xuyên xảy ra. Gây ảnh hưởng tới việc vận hành.
2. Ngày lễ tết, cuối tuần thường xuyên bị đơ do server quá tải. Giờ Kiotviet có tiền đầu tư mua server rồi nên tầm 1 năm cuối tuần khá ổn, nhưng Tết vẫn bị tình trạng server quá tải. Mà ngày Tết IT ở nhà, khách thì đông, phần mềm Thu ngân bị kẹt, thì đúng oải.
3. Máy in bếp muốn hoạt động, phải qua phần mềm trung gian gọi là Kiot Kết nối. Vì 1 lý do nào đó không mở lên là không in bếp được.
4. Hay bị thoát tài khoản ra khỏi phần Ketnoi, nên cũng không in bếp đc.
5. Trung bình 1 tháng, phải alo tổng đài Kiotviet nhờ fix lỗi hết cache Chrome hay data lưu tạm, thì mới in bill ra bếp được.
>>>> Lấy dùng miễn phí: Kiotviet Miễn Phí
III. Sapo là nền tảng bán hàng đa kênh nổi tiếng nhất?
Định hướng phát triển của Sapo là đánh vào những người bán hàng nhiều kênh, bao gồm online và offline, do vậy thiết kế của Sapo đi theo hướng tích hợp nhiều nền tảng bán hàng khác nhau.
Ưu điểm nổi bật của Sapo là giao diện thiết kế đẹp, và bắt mắt, đồng thời các chức năng quản lý bán hàng đa kênh được sắp xếp khoa học.
Sapo cho phép người dùng thực hiện việc bán hàng trên các nền tảng bán hàng khác nhau, theo dõi đơn hàng và tương tác với các khách hàng.
Các tính năng bán hàng khác của phần mềm quán lý bán hàng tương đối đầy đủ:
1. Chức năng quản lý khách hàng và thẻ vip
2. Quản lý hàng hóa, nhập xuất tồn
3. Quản lý bán hàng, quản lý công nợ
4. Báo cáo nhanh hiệu quả kinh doanh
Nhược điểm: Mức phí của Sapo tương đối cao 250,000 - 500,000/tháng. Vì tích hợp quá nhiều kênh bán hàng nên cách sử dụng tương đối phức tạp, và đòi hỏi phải có kinh nghiệm và mất nhiều thời gian để quen với phần mềm.
Tuy nhiên, đối với các bạn bán hàng trên nhiều kênh khác nhau thì Sapo là phần mềm đáng quan tâm.
>>> Lấy dùng miễn phí: SAPO Miễn Phí